Kinh nghiệm chọn mua trái cây nhập khẩu – CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN FS
Kinh nghiệm chọn mua trái cây nhập khẩu

Kinh nghiệm chọn mua trái cây nhập khẩu

Nhiều người có suy nghĩ mua hoa quả trái mùa để mang biếu vừa quý vừa đặc biệt, nhất là hoa quả nhập khẩu. Thế nhưng, đây có thể chính là lý do tại sao bạn không chọn được hoa quả ngon. Đơn giản vì để có thể xuất hiện không đúng mùa vụ như vậy, người bán hàng phải dùng đến chất bảo quản.

Trái cây nhập khẩu theo mùa

Nho, táo, kiwi, anh đào (cherry)... là những loại quả phổ biến được nhập khẩu tử Mỹ, ÚC. Trái cây tươi từ Mỹ, Úc, New Zealand khá phong phú theo đúng mùa vụ của từng loại, tuy nhiên, có thể nói Nho vẫn là một trong những loại phổ biến và được ưa chuộng nhất. Nho tươi được nhập về Việt Nam hầu như quanh năm. Nho Mỹ có mùa vụ từ tháng 8 đến cuối năm. Còn nho Úc có mùa từ tháng 2 đến tháng 8.

Kiwi nhập về Việt Nam chủ yếu là kiwi vàng và xanh.  Kiwi xanh có hương vị đậm hơn và hơi chua, còn kiwi vàng lại có vị ngọt dịu mang tính nhiệt đới. Phân biệt giữa kiwi nhập từ New Zealand và kiwi Trung Quốc không dễ, chỉ có thể dựa vào giấy tờ chứng minh  nguồn gốc xuất xứ của quả hoặc thời gian bán. Thông thường, kiwi từ New Zealand có vụ mùa từ tháng 5 đến 12, trong khi đó, kiwi Trung Quốc được thu hoạch từ cuối tháng 3 đến tháng 5.

Quả Cherry hiện trồng nhiều ở Úc và Mỹ. Tại Mỹ, quả cherry chín được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9. Tại Úc, mùa thu hoạch cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 2 năm sau. Tuy nhiên Trung Quốc nhập cherry của Mỹ về bằng đường biển và sau đs lại bán sang Việt Nam với giá thành rẻ đáng kể. Thế nhưng, dù nhập bằng đường biển có giá rẻ hơn đường hàng không nhưng quả cherry sẽ không được tươi và phải dùng chất bảo quản. Thế nên sản phẩm này không tươi ngon.


Dù ở nước ngoài, trái cây cũng có thể được trồng theo nhiều kiểu khác nhau. Và để xác định loại trái cây đó được trồng như thế nào, người ta dùng các con số để đánh dấu.

Lưu ý những kí hiệu trên sản phẩm

Bên cạnh mã vạch, các loại hoa quả nhập đều có một dãy số khá đặc biệt, có thể gồm 4 hoặc 5 số, trong đó số đầu tiên luôn là 3, 4, 8 và 9. Đó là các mã số cho biết thứ hoa quả bạn đang ăn "được trồng như thế nào", dựa trên con số đầu tiên của dãy số.

- Trên tem có 4 chữ số và bắt đầu bằng số 3 hoặc 4: Loại trái cây đó được trồng theo phương pháp truyền thống, có thể có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích tawnng trưởng... theo quy định cho phép.

- Trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 9: Sản phẩm được trồng theo phương pháp trồng hữu cơ. Loại sản phẩm này được trồng tự nhiên, không sử dụng các chất kích thích, tăng trưởng hay phân bón... nên rất đảm bảo về mặt dinh dưỡng.

- Trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8: Sản phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, do người tiêu dùng còn rất e ngại với thực phẩm biến đổi gen nên trên thực tế, mã 8#### chưa được áp dụng.

Ngoài ra, để tăng độ tin cậy về chất lượng và nguồn gốc trái cây nhập khẩu, người tiêu dùng có thể để ý các giấy tờ chứng minh để biết đơn vị bán hàng ấy có phải là đơn vị nhập khẩu trực tiếp không, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm như thế nào. Các giấy tờ cần thiết bao gồm:

- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of origin)
- Kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu (Phytosanitary certificate)
- Chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Thông quan)

Nếu cơ sở kinh doanh trái cây nhập khẩu nào có đầy đủ những giấy tờ này thì bạn có thể an tâm hơn phần nào khi mua hàng của họ.

Phân biệt trái cây nhập khẩu Mỹ, Úc, Newzealand với trái cây Trung Quốc:

- Táo: Táo đỏ hay táo xanh nhập từ Úc, Mỹ, Newzeland đều có màu đậm, mùi thơm nổi bật, thịt vàng và vị ngọt sắc, vỏ giòn. Còn táo Trung Quốc thường có màu phấn hồng hay hồng nhạt, có đốm trắng do có thuốc bảo quản, thịt xốp màu trắng ngà và có vị hơi lợ, vỏ chát.

 

- Nho: Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ, Úc vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt

Trên đây là chia sẻ một vài kinh nghiệm đến bạn để có thể lựa chọn trái cây nhập khẩu một cách an toàn, chính xác nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận